Hôn nhân Văn Thành Công chúa

Năm 634, ứng với năm thứ 8 niên hiệu Trinh Quán của Đường Thái Tông, Tán phổ của Thổ Phồn là Songtsen Gampo biết tin cả GöktürkThổ Dục Hồn đều kết hôn với các công chúa nhà Đường, nên phái người sang sứ Trung Hoa cầu hôn ước [7]. Quốc lực của Thổ Phồn vào lúc bấy giờ chưa được coi trọng, nên đề nghị của này Songtsen Gampo bị Đường Thái Tông từ chối ngay lập tức. Khi ấy vua Thổ Dục HồnNặc Hạt Bát cũng tới Trung Hoa triều kiến, sứ thần Thổ Phồn trở về báo với Songtsen Gampo rằng Vua Thổ Dục Hồn ở giữa gây khó dễ, khiến triều Đường cự tuyệt hôn ước.

Đến năm Trinh Quán thứ 12 (638), Songtsen Gampo cùng Tượng Hùng xuất quân tiến đánh Thổ Dục Hồn[8]. Thổ Dục Hồn không thể chống cự, phải rút về phía bắc hồ Thanh Hải, khu vực thảo nguyên phía nam bị Thổ Phồn chiếm đóng. Khi đó, Songtsen Gampo lại tấn công đất của người Đảng Hạng[9][10], kế đó kéo quân tới Tùng Châu (nay là Tùng Phan, Tứ Xuyên) [11]. Đô đốc Tùng Châu xuất quân nghênh chiến nhưng nhanh chóng bị đánh bại. Thứ sử hai châu Khoát, Nặc (phía bắc Tùng Phan) cùng nhiều bộ tộc người Khương quy hàng Thổ Phồn. Đường Thái Tông lại phái Lại bộ Thượng thư Hầu Quân Tập đem quân ra đánh. Ngưu Tiến Đạt đi tiên phong, nhân khi ban đêm tấn công, giết hơn ngàn người, ép lui quân quân Phồn. Chinh chiến đã lâu, nhiều người thỉnh cầu bãi binh nhưng Songtsen Gampo khước từ, đến khi tám đại thần đe dọa tự sát ông mới đồng ý [12], quân Thổ Phồn cũng rút khỏi các vùng chiếm đóng tại Thổ Dục Hồn và Đảng Hạng. Songtsen Gampo sai Gar Tongsten tới Trường An tạ tội nhân cầu hôn ước, và lần này đã được chấp thuận [13][14]. Các tài liệu lịch sử tại Tạng lại ghi rằng quân đội Thổ Phồn đã đánh bại quân đội Trung Hoa và Hoàng đế nhà Đường bị ép buộc phải gả công chúa bằng vũ lực[15].

Năm 641 công nguyên, ứng với niên hiệu Trinh Quán thứ 15, lệnh cho Giang Hạ vương Lý Đạo Tông hộ tống Văn Thành công chúa tới Thổ Phồn, còn Tán phổ Songtsen Gampo từ Lhasa tới khu vực Thanh Hải nghênh đón. Tại Thổ Phồn, Văn Thành công chúa được biết đến như là 「Gyamoza」, có nghĩa là "Người vợ đến từ Trung Hoa". Theo nghiên cứu trong văn bản khoa học Đôn hoàng bổn Thổ Phồn lịch sử văn thư tăng đính bản của nhà Tạng học Vương Nghiêu năm 1992[16], Văn Thành công chúa khi cưới cho Songtsen Gampo thì được ban danh hiệu 「"Btsan Mo"」, chữ Hán Tán Mông (赞蒙), hoặc Chu Mông (朱蒙) đều là danh hiệu cao cấp của một người vợ của Tán phổ Thổ Phồn, chỉ dưới Hoàng hậu. Bởi vì tài liệu Trung Quốc của các triều đại đều xem các quốc gia là "Vương", không ai vượt qua Thiên tử là Hoàng đế, nên "Hoàng hậu Thổ Phồn" lại được hiểu là Vương hậu. Trong khi Vương Nghiêu liệt hàng "Btasan Mo" chỉ thứ cận Vương hậu, thì bản thư tịch Tạng đã được dịch chữ Hán có tên Hiền giả Hỉ yến (賢者喜宴; A Scholar's Feast) lại liệt Văn Thành công chúa làm Vương hậu[17]. Trước mắt vấn đề sự tồn tại của Xích Tôn công chúa Bhrikuti Devi vẫn còn là một dấu chấm hỏi, thậm chí tài liệu Tạng học như "Tibetan Exiles" của John Powers cũng có nghi vấn về vị "Xích Tôn công chúa" này, thì Văn Thành công chúa là người vợ cả của Songtsen Gampo, hoặc ít nhất xét trong hoàng gia Thổ Phồn thì là 「"Địa vị rất cao"」, điều này còn được thể hiện ở việc sau khi qua thời thì bà được hưởng tế lễ. Trong sách Cựu Đường thư, có chép việc Văn Thành công chúa không thích tục 「"Giả diện"; 赭面」 của người Tạng nên Songtsen Gampo đã cho hủy đi, ngoài ra Văn Thành còn khiến Songtsen Gampo quyết định cử con em đi Trường An học tập, học các loại như Kinh ThiKinh Thư[18]. Tục lệ "Giả diện" này là một truyền thống của người Tạng vùng cao, lấy một dạng hợp chất lỏng có màu đỏ để trét lên mặt, là một đặc trưng của người Tạng. Thế nhưng, căn cứ khai quật mộ phần thì đây là quốc tục của người Tạng và không có dấu hiệu đứt gãy hoặc hủy bỏ. Bên cạnh đó, dùng son phấn làm đỏ mặt ngược lại được lưu truyền vào Trung Nguyên, trở thành một đặc trưng trang điểm của triều Đường từ thời Võ Tắc Thiên trở đi. Theo cuốn Thổ Phồn vương triều Thế tập minh giám (吐蕃王朝世袭明鉴), Đường Thái Tông còn trao tặng Songtsen Gampo một bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni bằng vàng, rất nhiều của cải quý báu, có cả 360 quyển kinh thư cùng rất nhiều nhân sự như Y sinh, Dược sĩ và Công nhân kỹ sư, toàn bộ được thuật lại là của hồi môn mà Thái Tông dành cho Văn Thành công chúa. Tuy nhiên cuốn sách này chỉ đơn giản là tổng hợp đủ loại truyền thuyết, độ đáng tin còn chờ một bước khảo nghiệm.

Vào năm 649, là năm Thái Tông qua đời, Đường Cao Tông kế vị, nhà Đường phong cho Songtsen Gampo làm Phò mã Đô úy, tước hiệu là Tây Hải Quận vương (西海郡王)[19]. Năm đầu Vĩnh Huy triều Đường Cao Tông (giao thoa 649 đến 650), Songtsen Gampo qua đời[20]. Trong cuộc hôn nhân gần 10 năm, Văn Thành công chúa cùng Songtsen Gampo không có con. Và trong 30 năm tiếp sau đó, bà dẫu đã trở thành góa phụ nhưng vẫn được người dân Thổ Phồn kính trọng. Năm đầu Vĩnh Long (680), Văn Thành công chúa mắc bệnh và mất tại Lhasa. Căn cứ Vu điền giáo pháp sử (于闐教法史) trong nghiên cứu của Vương Nghiêu, Văn Thành được dân chúng Thổ Phồn làm lễ hạ táng theo đúng quy cách, nhà Đường cũng phái quan đến hiến tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Văn Thành Công chúa //books.google.com/books?id=CIOozC4MXQ0C&pg=PA6 //books.google.com/books?id=Cw0pAwAAQBAJ&pg=PA204 //books.google.com/books?id=D96ifo76RZEC&pg=PA30 //books.google.com/books?id=KLNrqn4WLZYC&pg=PA186 //books.google.com/books?id=ZIDGAgAAQBAJ&pg=PA35 http://www.thlib.org/static/reprints/bot/bot_02_01... https://www.academia.edu/2579578/_The_Chinese_Prin... https://www.researchgate.net/publication/333283219... https://archive.org/details/tibetanempireinc0000be...